Chương trình hạt nhân của Iraq Chiến_dịch_Opera

Iraq đã thành lập một chương trình hạt nhân trong thập niên 1960, và tới giữa thập niên 1970 tìm cách mở rộng nó thông qua việc mua một lò phản ứng hạt nhân. Sau khi không thể thuyết phục chính phủ Pháp bán cho họ một lò phản ứng hạt nhân gas-graphite sản xuất-plutonium và nhà máy xử lý, và cũng không thể thuyết phục chính phủ Italia bán cho họ một lò phản ứng Cirene, Chính phủ Iraq đã thuyết phục được Chính phủ Pháp bán cho họ một lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu lớp Osiris và các phòng thí nghiệm kèm theo.

Việc xây dựng một lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ 40-megawatt bắt đầu năm 1979 tại Trung tâm Hạt nhân Al Tuwaitha gần Baghdad. Lò phản ứng hạt nhân được phía Pháp gọi là Osirak (Osiraq), tên theo tiếng Iraq của lớp lò phản ứng này. Cái tên của Iraq cho lò phản ứng là Tammuz 1 theo tên tháng trong lịch Ả Rập khi Đảng Baath lên nắm quyền năm 1968.[1]

Các bên tuyên bố[ai nói?] rằng mục đích duy nhất của các lò phản ứng hạt nhân của Iraq là nghiên cứu khoa học. Những thoả thuận giữa Pháp và Iraq loại trừ việc sử dụng quân sự. Các nhà quan sát cho rằng Iraq không có khả năng phát triển các vũ khí hạt nhân. Tổng giám đốc IAEA xác nhận rằng những cuộc thanh tra các lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu gần Baghdad cho thấy không có điều gì không tương thích với các thoả thuận.[2] Tuy nhiên nhiều người không tin điều đó; ví dụ, cơ quan tình báo tư nhân Hoa Kỳ Stratfor, lưu ý có nhiều sự ước định rằng lò phản ứng hầu như có khả năng sản xuất plutonium ở mức độ đủ sản xuất vũ khí.[3] Tuy nhiên, giáo sư vật lý Đại học Harvard Richard Wilson đã bình luận trên The Atlantic:

lò phản ứng Osirak bị Israel ném bom tháng 6 năm 1981 đã được kỹ sư Pháp Yves Girard thiết kế một cách không phù hợp rõ ràng cho việc chế tạo bom. Điều này là hiển nhiên với tôi trong chuyến thăm năm 1982.[4]

Elsewhere Wilson has đã nói rằng

Nhiều người cho rằng việc ném bom lò phản ứng Osirak của Iraq đã làm chậm trễ chương trình bom hạt nhân của nước này. Nhưng chương trình hạt nhân của Iraq trước năm 1981 là hoà bình, và lò phản ứng hạt nhân Osirak không chỉ không thích hợp cho việc chế tạo bom mà còn được giữ dưới rất nhiều điều luật[5].

Dan Reiter đã ước tính rằng vụ tấn công vào lò phản ứng của Iraq đã thúc đẩy thêm chương trình vũ khí hạt nhân của nước này, và nhiều quan điểm tương tự đã được Dr. Imad Khadduri, một nhà khoa học hạt nhân Iraq đưa ra.[4][6]

Những tuyên bố này bị tranh cãi bởi nhiều người cảm thấy rằng Saddam rõ ràng tái tập trung vào nỗ lực vũ khí hạt nhân của mình khi phát triển uranium được làm giàu ở mức độ cao sau cuộc tấn công. Sự quan tâm của Iraq trong việc có được plutonium để làm nhiên liệu cho các loại vũ khí vẫn tiếp tục, nhưng ở một mức độ ưu tiên thấp hơn.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Opera http://www.americanheritage.com/places/articles/we... http://public.fotki.com/JewishMemorial/5_a_tribute... http://www.stratfor.com/products/premium/read_arti... http://www.theatlantic.com/doc/200503/letters http://www.youtube.com/ http://www.youtube.com/watch?v=LbMeaKTjGjE http://cns.miis.edu/stories/040812.htm http://anthonydamato.law.northwestern.edu/Adobefil... http://www1.idf.il/DOVER/site/mainpage.asp?sl=EN&i... http://www.f-16.net/varia_article12.html